ĐIỀU KIỆN THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Làm thế nào để bổ sung ngành nghề cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài? Trình tự thực hiện như thế nào? Cần nhớ điều gì khi bổ sung ngành nghề? Hãy cùng Kế Toán Bình Dương khám phá chi tiết trong bài viết này.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 17/06/2020;
  • Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 17/06/2020;
  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

ĐIỀU KIỆN THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Ngành nghề doanh nghiệp dự kiến bổ sung phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ngành nghề kinh doanh dự kiến bổ sung phải nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam và không thuộc các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Nếu ngành nghề đầu tư kinh doanh dự kiến bổ sung là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
  • Thoả mãn điều kiện trong cam kết WTO, hiệp định FTAS, AFAS… và các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước mà nhà đầu tư mang quốc tịch.

THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh

Hồ sơ cần chuẩn bị

Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh gồm các giấy tờ sau:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký);
  • Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH 1 thành viên), của chủ tịch hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) hoặc quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) về việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên), của đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) hoặc của các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) về việc bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện nộp hồ sơ và nhận kết quả (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp đi nộp hồ sơ);
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.

Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online (ngoại trừ Hà Nội, Bình Dương) trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ http://dangkykinhdoanh.gov.vn.
  • Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh là từ: 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.

Kết quả nhận được

  • Trường hợp trước khi thay đổi, bổ sung ngành nghề doanh nghiệp sử dụng mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ trước ngày 01/07/2015 (có hiển thị ngành nghề), thì sau khi hoàn thành thủ tục, doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (không hiển thị ngành nghề) kèm theo giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (có hiển thị ngành nghề);
  • Trường hợp trước khi thay đổi, bổ sung ngành nghề doanh nghiệp sử dụng mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới sau ngày 01/07/2015, thì sau khi hoàn thành thủ tục doanh nghiệp sẽ nhận được giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (có hiển thị ngành nghề).

Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trường hợp doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề trong giấy chứng nhận đầu tư trước, sau đó mới thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ cần chuẩn bị

STT HỒ SƠ THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
1 Văn bản đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
2 Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư
3 Quyết định và biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh (của chủ sở hữu đối với Công ty TNHH 1 thành viên; của hội đồng thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh)
 

4

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
 

5

Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
 

6

Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường; (đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)
7 Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
8 Phụ lục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp
9 Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
10 Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
11 Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao chứng thực giấy chứng nhận thành lập đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Nộp hồ sơ: 

  • Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì thời gian có thể lâu hơn, tùy thuộc vào điều kiện của ngành nghề đăng ký và năng lực thực tế của nhà đầu tư.

Kết quả nhận được: 

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp được giấy chứng nhận đầu tư mới cho doanh nghiệp;
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ để nộp lại.

LƯU Ý KHI THAY ĐỔI, BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ CHO CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

  • Đối với những ngành nghề có điều kiện (nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động theo quy định của hiệp ước WTO và các quy định hiện hành), sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư, bộ phận xử lý hồ sơ sẽ gửi công văn xin ý kiến của cơ quan quản lý lĩnh vực ngành nghề có điều kiện trên. Nếu đủ điều kiện, cơ quan đầu tư sẽ chấp thuận. Do đó, sau khi hoàn thành thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, doanh nghiệp mới có thể thực hiện thủ tục điều chỉnh đăng ký kinh doanh;
  • Nếu doanh nghiệp vẫn đang sử dụng mẫu giấy chứng nhận đầu tư cũ (chưa cấp đổi), doanh nghiệp sẽ tiến hành song song thủ tục cấp đổi sang giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và thay đổi;
  • Theo quy định tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP thì dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thay đổi đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đối với những ngành nghề không có điều kiện, doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện bổ sung. Tuy nhiên trên thực tế thực hiện khi doanh nghiệp mở rộng ngành nghề kinh doanh thì vẫn nên bổ sung ngành nghề theo quy định.

Nhìn chung, thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài phức tạp và mất thời gian hơn so với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, các công ty có vốn nước ngoài khi có nhu cầu thường chọn thuê các đơn vị chuyên nghiệp để tối ưu thời gian, chi phí.

Trên đây là những thông tin về hồ sơ, thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.